Mùa xuân năm 1948, khi cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp bước vào giai đoạn quyết liệt, tình hình đất nước đang rất khó khăn, nhằm kêu gọi, động viên toàn thể dân tộc phát huy mọi khả năng, cống hiến to lớn cho cách mạng, ngày 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.
Theo Hiệp định Giơnevơ được ký kết năm 1954 hòa bình được lập lại ở Việt Nam, Khu mỏ Hồng Quảng (tên gọi của Hòn Gai, Cẩm Phả lúc bấy giờ) và Thành phố Hải Phòng nằm trong vùng tập kết 300 ngày. Như vậy, ngày 25/4/1955 mới được giải phóng hoàn toàn. Trong những ngày này, ở Vùng mỏ đã xảy ra nhiều sự kiện quan trọng. Bọn chủ mỏ thực dân Pháp sợ hãi, hối hả vơ vét của cải, vàng bạc kim cương, châu báu và những đồng tiền Franc cuối cùng chuẩn bị xuống tàu về nước.
Sau khi hạ thành Hà Nội được tám ngày, ngày 12-3-1883, tướng chỉ huy đội quân xâm lược Pháp là Hăngri Rivire đích thân mang 500 quân đánh chiếm vùng mỏ Quảng Ninh. Công việc bắt đầu của thực dân Pháp sau khi chiếm được vùng mỏ Quảng Ninh là việc tổ chức bộ máy thống trị của chúng và nhanh chóng xúc tiến thăm dò, khai thác than đá. Chúng dùng mọi thủ đoạn để đạt được lợi nhuận tối đa trên cơ sở bần cùng hóa triệt để nguời thợ mỏ.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, ngay từ khi còn ở nước ngoài cũng như những năm mới về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Bác Hồ đã luôn dành cho thợ mỏ Quảng Ninh - CNCB ngành Than sự quan tâm sâu sắc. Trong 9 lần về Quảng Ninh thì hầu hết Người đều dành thời gian thăm, nói chuyện, căn dặn động viên CNCB vùng than.
Ngày 12-3-1883, tướng Pháp là Henri Riviere đích thân đem 500 quân đánh chiếm khu mỏ Quảng Ninh. Ngày 24-4-1884, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn bán khu mỏ Hồng Gai – Cẩm Phả cho tư bản Pháp với giá 10 vạn đồng tiền Đông Dương
Trong những ngày tháng này, cùng với niềm vui của LLVT tỉnh được vinh dự đón nhận danh hiệu đơn vị “Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ đổi mới”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh còn có niềm tự hào được đón nhận sự kiện Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu “Anh hùng LLVT nhân dân” cho liệt sĩ Vũ Văn Hiếu, nguyên Bí thư Đặc khu uỷ đầu tiên.
Đã 60 năm kể từ ngày Vùng mỏ Quảng Ninh được giải phóng. Những người trực tiếp chiến đấu, đóng góp công sức cho Quảng Ninh trong những ngày hào hùng ấy đều đã ở tuổi “xưa nay hiếm”. Tuy nhiên, cho dù mắt đã mờ, chân đã chậm nhưng ký ức về những ngày đáng nhớ ấy vẫn vẹn nguyên trong họ...