Tham dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng: Võ Văn Dũng - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương; Lê Thị Nga - Ủy viên Ủy ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; đồng chí Phạm Đức Long – Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; cùng đại diện một số Bộ, ngành Trung ương.
Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tổ chức
Về phía Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có các đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban: Hồ Sỹ Hùng, Nguyễn Ngọc Cảnh, Đỗ Hữu Huy và Nguyễn Cảnh Toàn; đại diện lãnh đạo các Vụ chức năng, Văn phòng, Văn phòng Ban Cán sự Đảng và Trung tâm Thông tin.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hoàng Anh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết: Sau 5 năm hoạt động, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, Ban ngành Trung ương, sự nỗ lực của tập thể Ủy ban và 19 Tập đoàn, Tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đ/c Nguyễn Hoàng Anh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phát biểu khai mạc Hội nghị
Theo đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, năm 2023, tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường, tiếp tục tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế trong nước và mọi lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, dịch vụ và đời sống dân sinh, trong đó có các Tập đoàn, Tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu.
Đồng chí Nguyễn Hoàng Anh yêu cầu các đơn vị trực thuộc Ủy ban và các Tập đoàn, Tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu tập trung đánh giá khó khăn, thách thức và kết quả đạt được trong năm 2023, nhằm chỉ ra những tồn tại hạn chế và nguyên nhân, giải pháp khắc phục trong thời gian tới; đồng thời phát huy những kết quả đạt được trong năm qua. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng sẽ nhận định, dự báo tình hình, diễn biến của thị trường và nền kinh tế trong nước cũng như thế giới, để đưa ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.
Đ/c Hồ Sỹ Hùng – Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo tại Hội nghị
Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Hồ Sỹ Hùng – Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết: Trong năm 2023, tổng doanh thu Công ty mẹ của 19 Tập đoàn, Tổng công ty đạt 1.135.743,61 tỷ đồng, bằng 105,15% kế hoạch năm 2023. Lợi nhuận trước thuế đạt 53.256,32 tỷ đồng (không tính Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) bằng 166,09% kế hoạch năm 2023 và bằng 110,92% so với cùng kỳ năm 2022. Nộp ngân sách nhà nước đạt 79.252,01 tỷ đồng bằng 199,96% kế hoạch năm 2023 và bằng 120,22% so với cùng kỳ năm 2022.
Về đầu tư phát triển, số vốn đã giải ngân đầu tư của 19 Tập đoàn, Tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu hơn 161 nghìn tỷ đồng; trong đó, các Tập đoàn trong lĩnh vực năng lượng có tỷ lệ giải ngân đầu tư cao, như Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và EVN.
Đồng chí Võ Văn Dũng - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương cũng ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực và kết quả tích cực mà Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các Tập đoàn, Tổng công ty đạt được trong năm 2023 và nhấn mạnh trong năm 2024 và thời gian tới, cùng với việc thực hiện tốt các kế hoạch về sản xuất - kinh doanh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương đề nghị các Tập đoàn, Tổng công ty chú trọng phát triển về văn hóa doanh nghiệp, tăng cường các yếu tố về văn hóa trong điều hành, lãnh đạo doanh nghiệp. Ủy ban cũng như các Tập đoàn, Tổng công ty cần xem đây là nhiệm vụ chi phối, nòng cốt trong các nhiệm vụ chính trị, kinh tế được giao. “Cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn với đạo đức kinh doanh để làm cho mọi người cùng yêu doanh nghiệp, yêu Tập đoàn, Tổng công ty của mình; từ đó, sẽ xem doanh nghiệp nhà nước như doanh nghiệp của mình để chăm lo, chắt chiu, bảo vệ, giữ uy tín, cải tiến kỹ thuật”.
Đ/c Võ Văn Dũng - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Trung ương cũng ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực và kết quả tích cực mà UBQLVNN tại doanh nghiệp và các Tập đoàn,
Tổng công ty đạt được trong năm 2023
Phát biểu đáp từ, đồng chí Nguyễn Hoàng Anh – Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đánh giá cao và tiếp thu những ý kiến đóng góp của đồng chí Võ Văn Dũng, đặc biệt là quan điểm chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Theo đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm đến việc xây dựng môi trường văn hóa. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) xem việc xây dựng môi trường văn hóa là một trong 10 nhiệm vụ quan trọng. Nghị quyết số 33-NQ/TW đã xác định xây dựng môi trường văn hóa là một trong 5 mục tiêu chung. Theo đó, doanh nghiệp được xem là đơn vị cơ sở cần phải xây dựng môi trường văn hóa. Bày tỏ sự đồng tình với quan điểm “gắn văn hóa doanh nghiệp với đạo đức kinh doanh và tuân thủ pháp luật”, đồng chí Nguyễn Hoàng Anh đánh giá: Trong bối cảnh hiện nay, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và tiêu chí đạo đức kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Nhân dịp này, Hội nghị đã vinh danh những tập thể có thành tích xuất sắc trong năm 2023, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam vinh dự là một trong các Tập đoàn, Tổng công ty nhận cờ đơn vị xuất sắc, dẫn đầu trong phong trào thi đua do Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tảo tặng.
Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Ngô Hoàng Ngân phát biểu tại Hội nghị
Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Ngô Hoàng Ngân cùng đại diện lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty nhận cờ vinh danh tập thể có thành tích xuất sắc trong năm 2023 của UBQLVNN
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các Tập đoàn, Tổng công ty cần tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo; tập trung đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ được giao, nhất là về sản xuất, thị trường, đầu tư...; tiếp tục giữ vị trí, vai trò nòng cốt của doanh nghiệp trong nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng; đẩy mạnh đầu tư, phát triển góp phần xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ về giao thông, năng lượng, công nghiệp, hạ tầng số, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp; thực hiện quyết liệt, thực chất, có hiệu quả tái cơ cấu doanh nghiệp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước gắn với đổi mới quản trị theo các chuẩn mực tiên tiến; đẩy mạnh chuyển đổi số, tham gia vào chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo điều kiện và lộ trình phù hợp.
Nguồn tin: Truyền thông TKV
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn